Thông tin thêm Chùa_Kim_Chương

Tên chùa

Tên chùa được thay đổi nhiều lần: Ban đầu hòa thượng Đạt Bổn từ Quy Nhơn đến lập chùa được chúa Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát ban tên là Kim Chương Tự.

Đến lúc Nguyễn Phúc Dương chạy vào Nam, Lý Tài rước về chùa Kim Chương tôn lên làm Tân Chính vương vào tháng 11 năm Bính Thân (1776)[7] thì chùa được sắc tứ lần thứ hai là Phổ Quang Thiên Sơn Tự.

Năm Đinh Dậu, niên hiệu Gia Long 12 (1813), phó tướng Trần Nhân Phụng tuân theo di chúc của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (Tống Thị Lan), ban 10.000 quan tiền để trùng tu chùa, đúc thêm trống chuông và chỉnh lý những kinh tạng, rồi chùa được đổi thành Thiên Trường Tự.

Đến đời Tự Đức, Thiên Trường Tự được nhà vua ban cho tên Sắc Tứ Phổ Quang Thiên Sơn Tự.Ngoài ra, trên bản đồ thành Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815, còn ghi là Chùa Kim Chương.

Trên nền cũ

Chùa Hội Thọ ngày nay

Sau khi chùa Kim Chương được các tăng chúng tháo gỡ, theo Vương Hồng Sển, thì trên nền cũ của chùa, quân Pháp đã cất lên Sở Nuôi ngựa. Và ông Vương còn cho biết "chùa này lại xây trên một nền chùa Thổ (Miên) đã có trước đời Gia Long. Theo Trương Vĩnh Ký, chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt tại vùng Ba Thắc (thuộc Cà Mau), chúa Nguyễn Phúc Dương bị bắt tại Ba Vát (thuộc Bến Tre, gần Mỏ Cày) và đều bị quân Tây Sơn đưa về hành quyết ở Gia Định (gần Kim Chương Tự), lối cuối năm 1777 [8].

Cổ vật

Nhờ tăng chúng hết lòng gìn giữ, nên chùa Hội Thọ hiện còn nhiều bài vị và tranh chân dung của các vị Tổ sư tiền bối. Ngoài ra, chùa còn có một bộ tượng gỗ của Thừa Thiên Cao hoàng hậu dâng cúng năm 1813, gồm có các tượng: Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Địa Tạng Bồ Tát, Bồ Đề Đạt Ma, Già Lam, Minh Vương, Phán Quan,...Bộ tượng này được tạo hình với những đường nét sống động, theo nhân dạng Việt Nam. Đặc biệt quý là hai pho tượng cổ: tượng Già Lam hộ trì ngôi tam bảo do nghệ nhân ở Huế làm, và một tượng Phật A Di Đà (cao khoảng 6 tấc, bằng đất sét thô, ép khuôn, bộng ruột, bên ngoài sơn thếp vàng) do nghệ nhân ở địa phương làm. Pho tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật đang tọa thiền, thân mình ngồi thẳng tự nhiên, hai mắt hé mở, miệng móm mém cười như một bà lão ở nông thôn...[1]